Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Úc ‘giám sát’ đầu tư ngoại quốc sau khi khan hiếm đồ dùng y tế lúc COVID-19 bùng phát By Trinh Nguyen-SBS

Tất cả các khoản đầu tư ngoại quốc vào Úc từ nay sẽ được xem xét từng trường hợp một bất kể giá trị bao nhiêu, theo sau phát hiện có ít nhất hai công ty Trung Quốc đã âm thầm thu gom hàng trăm tấn vật dụng y tế của Úc gửi về Hoa Lục hồi cuối tháng Hai năm nay. 
Chính phủ Liên bang cho biết hành động và thái độ này sẽ bảo vệ lợi ích và tài sản quốc gia của Úc khỏi sự sụp đổ kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra. 
Trước đây, các nhà đầu tư ngoại quốc phải nộp đơn xin phê duyệt trước khi mua đất hoặc tài sản ở Úc nếu giá trị vượt quá một ngưỡng nhất định.
Đối với các nhà đầu tư tư nhân từ các quốc gia có đối tác thỏa thuận thương mại tự do với Úc, giới hạn đó dao động từ $50 triệu đô la đến $1.1 tỷ đô la, đối với các đề xuất về đất đai và phi đất đai.
Nhưng bây giờ, Ủy ban Đánh giá Đầu tư Ngoại quốc (FIRB) sẽ xem xét kỹ lưỡng từng hồ sơ xin mua tài sản ở Úc, bất kể giá trị là bao nhiêu.
Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg nói trong chương trình Sunrise sáng nay, chính phủ không muốn ngừng đầu tư quốc tế, mà chỉ muốn giám sát hoạt động này.
Đây là một biện pháp tạm thời cẩn trọng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và được xây dựng trên các biện pháp khác của chúng tôi cho đến nay để bảo vệ công chúng.
Ông Frydenberg nói.
“Đây là thời điểm kỳ lạ, và người Úc hy vọng chính phủ sẽ có những đánh giá thích hợp đối với từng đề xuất đầu tư ngoại quốc.”

đỌC THÊM TẠI: 

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Cách Mạng tâm lý - Phần 2

 Q - Được lắm thưa ông, tôi không còn là một nhà chính trị với một thành kiến chính trị trong hành động nữa. Như là một con người, không phải như là một con người Tư bản, một người cộng sản, một người Ấn độ hay một người công giáo, tôi muốn giáo dục con trai tôi. Chúng ta có thể xem xét (thẩm tra) vấn đề này chứ?

K - Cuộc sống và hành động hợp nhất tức là giáo dục rồi. Sự hợp nhất ko xảy đến bằng tuân thủ theo một khuôn mẫu hoặc của mình, hoặc của người khác. Nó hiện thực qua việc thấu suốt được nhiều ảnh hưởng tác động đến tâm trí và qua việc tỉnh giác được chúng mà ko bị vướng kẹt trong chúng. CHa mẹ và xã hội qui định đứa trẻ bằng gợi ý ám thị, bằng những ước muốn và cưỡng chế tế nhị, không lộ liệu và bằng sự lặp lại liên tục những giáo điều và tin tưởng nào đó.
 Giúp đứa trẻ ý thức được tất cả những ảnh hưởng này cùng với ý nghĩa tâm lý bên trong của chúng, giúp được trẻ hiểu được những phương thế hoạt dụng của quyền lực và không bị vướng mắc trong mạng lưới của xã hội, chính là giáo dục vậy.

 Giáo dục không chỉ là việc nhồi nhét một kỹ thuật để trang bị cho đứa trẻ kiếm được một việc làm trong tương lai , mà nó phải giúp đứa trẻ khám phá ra cái gì là cái mà nó ưa thích làm. Sự ưa thích này không thể có nếu có cứ tìm kiếm thành công, danh vọng hay quyền thế và giúp đứa trẻ thấu hiểu được điều này là giáo dục vậy

 Tự tri là giáo dục. Trong sự giáo dục này không có thầy cũng không có trò, chỉ có sự tìm học, người giáo dục cũng luôn tìm học y như học sinh. Tự do không có bắt đầu và không có kết thúc, thấu hiểu được điều này là giáo dục vậy.

 Mỗi một trong những điểm này phải được tìm hiểu cẩn thận và chúng ta không có thì giờ để xem xét quá nhiều chi tiết ở đây

Q - Tôi nghĩ rằng tôi hiểu được ý nghĩa tổng quát những điều ông muốn nói với từ "giáo dục". Nhưng lấy đâu ra người giáo dục để dạy theo phương cách mới mẻ này? Những nhà giáo dục như thế đơn giản là không có.

K - Bạn đã nói là bạn hoạt động trong lãnh vực chính trị bao nhiều năm rồi?

Q - Nhiều năm hơn là tôi cố nhớ được. Tôi e là trên 20 năm.

K - Chắc chắn là để giáo dục Nhà giáo dục như thế ta phải hoạt động cho nó gian khổ nhà là bạn đã hoạt động trong chính trị. Nhưng chỉ phải rằng nó là một công việc tích cực hơn nhiều đòi hỏi phải có sự sáng tỏ tâm lý sâu xa - tuệ giác. Thật không may, dường như không ai có vẻ quan tâm đến sự giáo dục đúng đắn cả, tuy vậy nó quan trọng nhiều hơn bất cứ yếu tố đơn lẻ nào khác trong việc làm phát sinh một cuộc chuyến hóa xã hội tận căn để.

Q - Hầu hết chúng tôi, đặc biệt những chính khách, quá quan tâm tới những kết quả tức thời đến độ chúng tôi chỉ suy nghĩ trong những phạm vi hạn hẹp và không có một cái nhìn tầm xa về những sự việc.

Sự thừa kế

Bây giờ, tôi xin phép hỏi thêm một câu nữa, trong tất cả những điều mà chúng ta đã nói, sự thừa kế được bày tỏ nơi nào?

K -Bạn muốn nói gì với từ thừa kế? có phải bạn đang đề cập đến sự thừa kế tài sản không, hay đến sự thừa kế tâm lý?

Q - Tôi đang nghĩ về sự thừa kế tài sản. Nói thật với ông tôi chưa từng nghĩ đến sự thừa kế tâm lý.

K - Sự thừa kế tâm lý cũng tương tự y hệt như sự thừa kế tài sản thôi, cả hai đều giới hạn, giam hãm tâm trí vào trong một khuôn mẫu đặc biệt của xã hội và ngăn trở một cuộc chuyển hóa xã hội tận căn để. Nếu sự quan tâm của chúng ta là làm phát sinh một nền văn hòa hoàn toàn khác biệt hẳn, một nền văn hóa ko dựa trên tham vọng và chiếm hữu, thì sự thừa kế tâm lý là một chường ngại.

Q - Một cách chính xác, ông muốn nói gì với từ thừa kế tâm lý.

K - Ảnh hưởng sâu sắc của quá khư trên tâm thức trẻ thơ, sự qui định hữu thức và vô thức buộc học sinh phải biết vâng lời, phải phục tùng. Có đảng phái đang làm việc này rất là hiệu quả, cũng như người Công giáo đã và đang làm trong bao thế hệ qua. Các tông phải tôn giáo cũng đang làm việc đó , nhưng ko quá quyết liệt và quá hiệu quả. Cha mẹ và xã hội luôn uốn nắn tâm thức đứa trẻ bằng truyền thống, giáo điều , tin tưởng, kết luận và sự thừa kế tâm lý này đã ngăn trở sự hiện của một trật tự xã hôi mới.

Q - Tôi có thể thấy điều đó, nhưng chấm dứt hình thức kế thừa này hầu như là một điều không thể khả hữu được, phải ko?

K - Nếu bạn thật sự thấy được sự thiết yếu phải chấm dứt hình thức kế thừa này, thì bạn sẽ không chú tâm hết sức để làm phát sinh nền giáo dục đúng đắn cho con bạn sao?

Q - Lần nữa, hầu hết chúng tôi bị vướng kẹt quá đội trong những sự lo âu và sợ hãi của mình đến độ chúng tôi ko xém xét những vấn đề này cho thật sâu xa, nếu có chút quan tâm nào. Chúng tôi là một thế hệ của những người nói lấp lửng và những người văn chữ nghĩa. Sự thừa kế tài sản là một vấn đề khó khăn khác. Tất cả chúng tôi muốn sở hữu một cái gì đó, một mảnh đất dù là nhỏ, hoặc một người, và nếu ko phải là những thứ đó thì chúng tôi muốn sở hữu ý thức hệ hoặc tin tưởng. Chúng tôi ko tài nào sửa đổi được thói quen theo đuổi sở hữu đó.

K - Nhưng khi bạn nhận thức sâu xa rằng thừa kế tài sản có sức công phá như kế thừa tâm lý, thì bạn sẽ bắt đầu giúp con cái bản giải thoát khỏi cả hai hình thức . Bạn sẽ giáo dục chúng tri túc hoàn toàn, ko lệ thuộc vào ân huệ của bạn hay của nguwoif khác, yêu thích công việc của chúng và có sự tự tin vào khả năng làm việc của mình mà vẫn không có tham vọng, ko sùng thượng thành công, bạn sẽ dạy chúng cảm nhận về bổn phần phải  hợp tác cộng lực và vì thế chúng cũng biết được khi nào cũng không nên hợp tác.
 Rồi thì ko còn cần thiết gì cái chuyện con bàn thừa kế tài sản của bạn. Chúng là những con người tự do ngay từ lúc ban đầu, chứ ko phải là những kẻ nô lệ hoặc đối với gia đình hay đối với xã hội.

Q - Điều này là một lý tưởng tôi e rằng sẽ không bao giờ có thể thực hiện được

K - Đó không phải là một lý tưởng , ko phải là một cái gì được tựu thành trong một lãnh địa không bao giờ có của một chủ thuyết ko tưởng xa với nào đó. Thấu hiểu là ở hiện tại, chứ không phải trong tương lai. Thấu hiểu là hành động, không phải thấu hiểu đến trước rồi hành động mới đến sau, hành động và trực thức không thể tách rời nhau được.
 Ngay trong phút giây gặp một con rắn độc, liền có hành động. Nếu chân lý của những điều mà chúng ta đã nói được thấy rõ, thì hành động vốn có sẵn trong nhận thứ rồi. Nhưng chúng ta bị vướng mắc quá đổi trong ngôn từ, trong những vật gây kích thích của trí thức đến độ ngôn từ và trì thức trở nên một chướng ngại cho hành động. Cái gọi là hiểu biết trí thức chỉ là sự nghe những giải thích có tính cách ngôn biện, hoặc chỉ là sự lắng nghe những ý tưởng. Và một hiểu biết như thế ko có ý nghĩa gì cả. Cũng như chỉ sự mô tả đơn thuần về thức ăn thôi thì ko quan trọng gì đối với người đói. Hoặc bạn thấu hiểu, hoặc bạn ko thấu hiểu. Thấu hiểu là một tiến trình toàn diện, nó ko bị tách biệt với hành động, nó cũng ko là kết quả của thời gian.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Cách Mạng Tâm Lý - Phần 1

Cuộc Cách Mạng Tâm Lý
Krishnamurti J – trich từ cuốn Commentary on Living.
Sự Thẩm Tra
Có vài người chúng tôi ở trong căn phòng nhỏ nhìn ra một cái hồ đẹp, cảnh vật thật êm đềm lặng lẽ, mặc dù chim chóc nhộn nhịp một cách vui thú. Trong nhóm, có một người đàn ông to lớn, đầy sức khỏe và cường tráng, với đôi mắt sắc sảo nhưng hiền hòa và lời nói chậm rãi, thận trọng. Vì anh ta hăm hở nói nên các người khác giữ yên ặng, nhưng họ có thể tham gia khi họ cảm thấy cần thiết.
“Tôi đã tham gia chính trị nhiều năm, và thật sự hoạt động cho những gì mà tôi thành tâm nghĩ là điều lợi ích cho đất nước. Điều đó không có nghĩa là tôi không tìm kiếm quyền thế và địa vị. Sự thực tôi tìm kiếm nó, tôi đã đấu tranh với kẻ khác để được nó, và như ông biết, tôi đã đạt được nó Tôi đã nghe ông giảng lần đầu nhiều năm về trước, và mặc dầu một vài điều ông nói đã CHẠM NỌC, NHƯNG đối với tôi toàn thể cách tiếp cận với cuộc sống của ông chỉ gây được một cảm hứng nhất thời và đã chưa bao giờ bắt rễ sâu dược. Tuy nhiên , trải qua nhiều năm với tất cả mọi đấu tranh và GIAN KHỔ, một cái gì đó đã từ từ trưởng thành trong tôi. Gần đây, tôi đã từng tham dự những cuộc nói chuyện và thảo luận của ông bất cứ lúc nào tôi có thể dự được GIờ đây, tôi hoàn toàn nhận thức được rằng những gì ÔNG NÓI là con đường duy nhất thoát ra khỏi những bế tắc rối loạn của chúng ta. Tôi đã từng đi khắp Châu Âu, Mỹ rồi Liên Xô để tìm một giải pháp. TÔi đã là một người hoạt động tích cực trong một chính đảng , với ý định tốt đẹp , nghiêm túc, tôi đã hợp tác với các nhà lãnh đạo chính trị- tôn giáo. Nhưng bây giờ tôi đang từ bỏ mọi thứ. . Tất cả đã và đang suy đồi và vô hiệu quả, mặc dầu trong một số chiều hướng nào đó, sự tiến bộ khả quan đã được thực hiện. SAU KHI suy nghĩ nhiều về các vấn đề này, giờ cảm thấy tôi đang sẵn sàng đón nhận MỘT CÁI GÌ đó MỚI MẺ và SÁNG TỎ.”
Krishnamurti: Để xem xét thẩm tra, ta ắt phải không bắt đầu bằng một KẾT LUẬN, bằng LÒNG TRUNG THÀNH với một đảng phái hay với một thành kiến, phải không có THAM MUỐN THÀNH CÔNG, không có đòi hỏi một HÀNH ĐỘNG TỨC THỜI. nếu ta có liên hệ mắc mứu với bất cứ sự việc nào trong những điều này thì sự xem xét đúng đắn hoàn toàn không thể có được. Để Xem xét toàn bộ VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG lại từ đầu, thì tâm trí phải được tước sạch bất kỳ động cơ cá nhân nào, bất kỳ cảm thức thất chí âu sầu nào, bất kỳ sự tìm kiếm quyền thế nào, dù là cho mình hay cho nhóm của mình cũng vậy. điều đó là như thế phải không, thưc ngài?
“Xin đừng gọi tôi bằng Ngài. DĨ nhiên, đó là cách duy nhất để thẩm tra và thấu hiếu bất cứ ĐIỀU GÌ, Nhưng tôi không biết tôi có khả năng làm điều đó không?”
Khả năng xảy đến với sự ứng dụng tức thời và trực tiếp. Để xem xét các vấn đề phức tạp của cuộc sống, chúng ta phải bắt đầu mà không ủy thác vào bất cứ triết học nào bất cứ ý thức hệ nào, bất cứ hệ thống tư tưởng hay khuôn mẫu hành động nào. Khả năng thấu hiểu không phải là vấn đề của thời gian, nó là một trực nhận tức thời, phải ko?
“Nếu tôi nhận biết được một cái gì đó là có nọc độc thì tránh nó không phải là vấn đề, tôi chỉ đơn giản là ko chạm đến nó. CŨng thế, nếu tôi thấy bất cứ loại kết luận nào cũng ngăn trở sự thẩm tra toàn diện các vấn đề của cuộc sống, thì tất cả các kết luận, cá nhân và tập thể, đều sẽ rơi mất. Tôi ko cần phải cố gắng gì để thoát khỏi chúng, có phải thế không?”
Vâng, nhưng một phát biểu rõ ràng về sự kiện không phải là một sự kiện thật. Thật sự giải thoát khỏi những kết luận lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Một khi chúng ta nhận thức đước rằng thành kiên thuộc bất cứ loại nào đều cản trở một sự thẩm tra triệt để, thì chúng ta có thể tiến hành quan sát mà ko có thành kiến gì cả. Nhưng vì thói quen, tâm trí có xu hướng phải cầu đến quyền lực, phải dùng đến truyền thống bắt rễ lâu đời, và rất tỉnh giác về khuynh huong này đến mức nó ko còn gây trở ngại cho tiến trình thẩm tra xem xét thì cũng rất cần thiết. Với sự thông hiểu này, chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận chứ?
Thế thì cái gì là NHU CẦU CƠ BẢN nhất của con người?
Q – Thực phẩm, quần áo và nhà ở, nhưng để phát sinh một sự phân phối hợp tình hợp lí các nhu cầu nền tảng này lại trở thành một vấn đề, bởi vì con người vốn tự bản chất là tham lam và độc chiếm.
K- Bạn muốn nói rằng con người được xã hội khuyến khích và giáo dục để trở thành cái mà họ đang là, phải không? Bây giờ, một loại xã hội khác, bằng luật pháp và những hình thức cưỡng chế khác, có thể có khả năng buộc họ “không tham làm và độc chiếm”, nhưng điều này chỉ tạo nên một phản ứng đối kháng, và vì thế có một sự xung đột giữa cá nhân và lý tưởng được thiết lập bởi nhà nước, hoặc bởi một nhóm chính trị – tôn giáo có THẾ LỰC. Để làm phát sinh một sự phân phối công bằng về thực phẩm, quần áo và nhà ở thì cần phải có một loại tổ chức xã hội hoàn toàn khác biệt, phải không? Những quốc gia riêng biệt và chính quyền tối cao của chúng, những khối quyền lực và những cơ cấu kinh tế mâu thuẫn, cũng như hệ thống giai cấp và những tôn giáo có tổ chức – cơ chế nào cũng đều tuyên bố rằng đường lối của mình là đúng đắn nhất. Tất cả các cơ chế này phải chấm dứt tồn tại, có nghĩa là toàn bộ thái độ quyền hành và tôn ty thức bậc đối với cuộc sống phải chấm dứt.
Q- Tôi có thể thấy rằng đây là một cuộc CÁCH MẠNG thực sự duy nhất.
K- Đó là một cuộc cách mạng tâm lí toàn triệt, và một cuộc cách mạng như thế là thiết yếu, nếu con người khắp nơi trên thế giới muốn không còn thiếu thốn những nhu cầu vật chất cơ bản. Quả địa cầu này là của chúng ta, nó không phải thuộc về nước Anh, Mỹ hay Nga, nó cũng không thuộc vế bất cứ một nhóm ý thức hệ nào. Chúng ta là con người, không phải là người Ấn giáo, Phật giáo, công giáo hay Hồi giáo. Tất cả những phân chia này phải chấm dứt, nếu chúng ta muốn làm phát sinh một cơ cấu xã hội kinh tế hoàn toàn khác biệt . Nó phải được bắt đầu với BẠN VÀ TÔI.
Q- Tôi có thế tác động về PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ để trợ giúp phát sinh một cuộc cách mạng như thế không?
K- Xin hỏi, bạn muốn nói gì khi bạn nói về hành động có tính cách chính trị? Phải chăng hành động chính trị, dù đó là bất cứ hành động gì, là tách biệt khỏi hành động toàn nguyên của con người, hay phải chăng nó là thành phần của hành động toàn nguyên đó?
Q- Với hành động chính trị, tôi muốn nói hành động ở cấp độ chính phủ, về lập pháp, kinh tế và quản trị…
K- Chắc chắn rằng nếu hành động chính trị là tách biệt với hành động toàn nguyên của con người, nếu nó không quan tâm đến toàn bản thể của con người, vốn là trạng thái tâm lý cũng như vật lý của y, thì nó là độc hại, vì sẽ đem lại đau khổ và rối loạn nhiều hơn mà thôi, điều này đúng là đang xảy ra trên thế giới hiện nay.
Với tất cả những vấn đề của mình, con người không thể hành động như là một con người toàn diện, chứ không phải như là một thực thể chính trị, tách biệt với trạng thái tâm lý hay tâm linh của y sao? Một cội cây là rễ, thân, nhánh và lá hoa. Bất cứ hành động nào mà không bao hàm, toàn nguyên, ắt không tránh khỏi đưa đến đau khổ. Chỉ có hành động toàn nguyên của con người, chứ không có hành động chính trị. Hành động chia chẻ manh mún luôn luôn đưa đến xung đột cả bên trong lẫn bên ngoài.
Q – Điều này có nghĩa là hành động chính trị không thể nào khả hữu được, phải không?
K – Không phải đâu! Sự thấu hiểu hành động toàn nguyên chắc chắn không cản trở hành động chính trị, giáo dục hay tôn giáo. Cac hoạt động này không phải là những hoạt động tách biệt, tất cả chúng đều là thành phần của một tiến trình hợp nhất vốn sẽ tự phô bày trong nhiều chiều hướng khác nhau. Điều quan trọng là tiến trình hợp nhất này, chứ không phải một hành động chính trị tách biệt, cho dù bề ngoài có vẻ lợi ích thế nào đi nữa cũng vậy.
Q – Thiết nghĩ tôi đã hiểu được những gì ông muốn nói . Nếu tôi có sự thấu hiểu toàn diện này về con người, hoặc về chính tôi thì sự chú tâm của tôi có thể sẽ được hướng về nhiều hướng khác nhau, khi cần thiết , nhưng tất cả các hành động của tôi sẽ liên quan trực tiếp tới toàn thể,. Hành động có tính chia chẻ, chuyên hóa, chỉ có thể sản sinh ra những kết quả hồn loạn mà thôi, như tôi bắt đầu nhận ra. Thấy được tất cả những điều này, không như là một nhà chính trị, mà là một con người, quan điểm về cuộc sống của tôi hoàn toàn THAY ĐỔI; tôi không còn phụ thuộc về bất cứ quốc gia, bất cứ đảng hải, bất cứ tôn giáo cá biệt nào nữa. Tôi cần biết Thượng đế, như tôi cần có thực phẩm – quần áo – nhà cửa. Nhưng nếu tôi tìm một cái gì đó tách biệt với cái khác, thì sự tìm kiếm này chỉ đưa đến những hình thức khác nhau của thảm họa và rối loạn mà thôi. Vâng tôi thấy điều này là thế. CHính trị – Tôn giáo – giáo dục tương quan với nhau một cách hoàn toàn mật thiết

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Quan sát người Làm Việc Lớn


 Cái cốt cách của một nhân vật sẽ làm nên việc lớn có ích cho đời là gì? Tôi nghĩ đó là sự bình thường.

 Người đó sẽ không cố tỏ ra là nổi trội với cách ăn mặc, cách nói năng. Ta gọi là sự giản dị. Ông Trump hiểu điều này, vì thế ông dùng Twitter để phản bác lại đám truyền thông chứ không dùng uy quyền của tổng thống, không dùng sức mạnh từ Nhà trắng. Ngôn từ của ông đủ sức gạt bọn đối nghịch sang một bên để những người ủng hộ ông thêm yêu mến ông. Riêng tôi, tôi theo dõi ông để xem , những điều mà tổng thống của nước siêu cường này nói sẽ liên hệ gì tới vận mệnh dân tộc mình. Trái lại, ông Trump, ông tổng thống Brazil lại thích thú khi người khác so sánh vợ mình với vợ ông tổng thống Pháp thì ông này sẽ sớm bị người dân Brazil tống cổ đi thôi. (Xin nói thêm về ông Trump, ông này có ý tưởng nổi trội tức là Make America Great Again vì nó xứng với thời đại mới của nhân loại, nó xê dịch vị trí bết bát của nước Mỹ trước cơn sóng thần Trung cộng nhăm nhe tấn công loài người)

 Người đó có một nội tâm bình thản. Đứng trước sóng gió, niềm vui và nỗi buồn, sự đả kích, chọc giận. Họ không hề bị lung lay. bà thủ tướng Đan mạch nói ý tưởng mua  quần đảo Greenland là ngu ngốc, thì ông Trump bình tĩnh mà bảo đó là không hợp chuẩn mực. Hay như vị Datlai latma, người ta hỏi ông là đạo nào là đạo tốt nhất thế giới thì ông trả lời đạo nào mang tới bình an, trí tuệ cho con người thì đạo ấy tốt nhất.

 Đó là theo quan sát bên ngoài và bên trong một người Làm việc lớn.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Nặng tình nước non.

  Xin chào bạn đọc. Dưới đây là suy nghĩ của một thanh niên 9x về thời cuộc và cũng là người viết nên trang blog này. Cho nên xin được bắt đầu với ngôi xưng thứ nhất.

 Tôi có ông nội mất khi chiến đấu tại miền Tây trước năm 1970. Từ miền quê Tây Bắc đi vô Nam là một hành trình gian khổ mà tôi khó có thể hình dung ra được. Và điều gì khiến người thanh niên ấy lên đường? Yêu nước ư? có thể là như vậy. Chúng ta thường dễ dàng nảy ra câu trả lời như thế. Nếu bạn lại sống ở miền bắc thì 80% sẽ trả lời như thế. Tại sao vậy? Vì bạn hấp thụ văn hóa cộng sản - đây là từ chính xác nhất mà tôi cam chắc.

 Hãy cho là tôi đúng đi, thế thì 20% người có câu trả lời khác, họ là những ai? hẳn nhiên họ là những người ham tìm đọc về lịch sử và nhất thiết phải tôn trọng sự thật. Ở đây là sự thật về cuộc nội chiến Bắc Nam 1954 - 1975.

 Nếu tôi sai, nó có ý nghĩa gì đối với bạn không? Bạn có thể cười vào mặt tôi cũng được và chế nhạo tôi là một thằng dở hơi, sống ở miền Bắc lúc đó thì nhập ngũ là bổn phận của thanh niên yêu nước, ai cũng vậy cả...

 Yêu nước là gì? Nó cần định nghĩa lại ít ra là việc gắn bó với cảnh vật, con người, nhớ da diết quê hương, lòng tự trọng, tình yêu và sự bảo tồn những gì thiêng liêng. Để rồi bằng mọi cách sống với nó. Chứ không phải là yêu đảng, yêu ông già râu dài. đúng ko nào? chí ít ra là vậy, không thể nào có lý lẽ khác.

 Trường hợp của ông nội tôi và hai người em của ông , khi ra đi vào chiến trường miền Nam thuộc vào sự tuyên truyền về lòng yêu nước - tức yêu đảng và bảo vệ, xây dựng chế độ xhcn. Vì lí do đó, bố tôi bảo thủ trong việc ko nghe đài địch (các nguồn thông tin khác đảng) để nhất định tin vào đảng "vẫn đi đúng đường".

 Nhưng tôi thì không dễ tin vào mấy điều huyền hoặc đó. Chúng nó (nhà nước) viết bài gì là tôi nhìn với nửa con mắt... hehe

 Nặng tình nước non.

 Thời cuộc - tình cảnh Việt Nam hôm nay tệ đến mức nào thì bạn chắc tự thẩm định được nếu có quan tâm tới nó, và một cách không mấy chua xót nếu dân tộc này mất đi và bị thay bởi người hán, đất nước này mất đi và bị sáp nhập vào Lào, Cam, china....  khi con người sinh ra cũng có cái quyền tự do không lệ thuộc vào đảng phái, quốc gia, dân tộc. Bạn có thấy lạ lẫm chăng?

 Tôi theo xu hướng tự do giải thoát, vượt ra khỏi ước lệ con người vào khuôn khổ xã hội, chính trị, học thuyết. Vì thế mà tôi nghĩ như vậy, chẳng có gì lạ lẫm đâu.

 tuy nhiên, có dấu vết của nặng tình nước non, khi tôi cảm nhận được cái tình con người, tình dân tộc trong tương giao hàng ngày. Cha mẹ, anh chị, người cắt tóc, người lái xe..... Tôi mong mọi người đều gặp chuyện tốt lành, dù cho thời cuộc xoay vần ra sao. Tôi ko đủ sức thẩm định sức sống của dân tộc Việt, vì thế tôi không trông mong lắm VietNam cường thịnh, chỉ đơn giản là tôi cầu mong không có chuyện bi đát xảy ra gây thiệt hại nhân mạng qui mô lớn.

 Thứ đến là nghiệp của tôi không dễ nhai, năng lực tương tác xã hội hạn chế, cái lồng nhốt tôi vào an bài cỡ 30 năm, tôi đang loay hoay để thoát ra nó. Tôi sẽ không suy tưởng quá xa cái nơi tôi đang đứng để rồi vỡ mộng như những tuổi 20. Tôi cần chuẩn bị cho tuổi 40 sắp đến, để sao cho mọi thứ đều ổn, để lúc đó tôi được rảnh rang mà theo con đường tu hành.
expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>